Newhouse furniture, Plywood is future - Xem ngay

Bề mặt Melamine, Laminate và Veneer khác nhau thế nào?

Bề mặt Melamine, Laminate và Veneer khác nhau thế nào?

Melamine, Laminate và Vener là các bề mặt phủ lên gỗ công nghiệp được yêu thích sử dụng trong nội thất lẫn công trình ngày nay. Tuy nhiện, liệu chúng sự khác nhau như thế nào về độ bền, cấu tạo cũng như ứng dụng? Hãy cùng NHF Plywood tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

 

1. Melamine là gì?

Bề mặt Melamine được hiểu là lớp giấy trang trí nhúng keo Melamine. Loại keo này là chất tăng độ bền cho sản phẩm, tăng khả năng chống cháy, chống ẩm mốc và chống thấm cho các sản phẩm nội thất. Chúng cũng thường được sử dụng để ép trên lên cốt gỗ ván dăm.

Cấu tạo của Melamine. Ảnh: sưu tầm

Cấu tạo của Melamine

 

Cấu tạo của Melamine

Gồm lớp giấy nền và lớp keo Melamine

  • Lớp giấy nền được làm từ bột gỗ, titan và các chất khác, có tác dụng tạo độ bền cho bề mặt Melamine
  • Lớp keo Melamine: giúp bảo vệ tấm ván, tạo cho bề mặt khả năng chống trầy xước, chống mài mòn và chống thấm tốt.
 
2. Laminate là gì?

Laminate hay còn được gọi là Formica, một loại vật liệu nhân tạo, gồm có nhiều lớp với các chức năng khác nhau đem đi ép dưới áp suất và nhiệt rất lơn để liên kết các lớp lại với nhau, nên còn được gọi bằng tên tiếng Anh là High Pressure Laminate, HPL.

Bề mặt laminate thường được dùng để phủ lên cốt gỗ Plywood, MDF, HDF và gỗ ván dăm để tạo thẩm mỹ và tăng độ bền cho sản phẩm. Ngoài ra, chúng còn tăng khả năng chống trầy xước, chống ẩm mốc, vi khuẩn cho các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp phủ laminate.

cấu tạo của laminate. Ảnh: sưu tầm

Cấu tạo của Laminate

 

Cấu tạo của Laminate

Gồm 3 lớp là lớp Overlay, lớp Decorative paper và lớp Kraft Papers.

  • Lớp Overlay: với mục đích tạo độ sáng bóng và bảo vệ được các lớp còn lại bên trong, chúng được làm  từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng lớp giấy trang trí.
  • Lớp Decorative paper: là lớp giấy trang trí tạo vân và màu sắc cho tấm Laminate, được nhúng keo Melamine và sau đó được mang đi ép cùng lớp Overlay dưới áp suất và nhiệt độ cao.
  • Lớp Kraft Papers: được nén chặt bởi nhiều lớp giấy dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp này được làm từ bột giấy và các chất phụ gia.

 

3. Veneer là gì?

Veneer hay còn được thị trường trong nước biết đến dưới tên gọi ván lạng, vì cách sản xuất ra veneer chính là lạng cây gỗ tự nhiên thành nhiều lớp mỏng hơn có độ dày từ 0.5mm trở lên. Tất cả các đặc tính của gỗ tự nhiên được giữ nguyên trên tấm veneer như: màu sắc, thớ gỗ, đường vân tự nhiên riêng biệt độc nhất…

Gỗ veneer là gì? Tìm hiểu cách phân loại các loại veneer

Bề mặt veneer

Veneer thường được dùng để dán lên bề mặt của các loại gỗ công nghiệp như ván dăm (Particleboard), ván dán (Plywood) hoặc ván sợi MDF (Medium density fibreboard) Những loại gỗ phổ biến để làm ra Veneer là Sồi, Tần bì, Xoan đào, Óc chó, Thông ….

Ngoài ra, ngoài sử dụng thân cây thông thường, người ta còn dùng cả phần gốc và nhánh cây để tạo ra những tấm veneer có vân rất ấn tượng, áp dụng trong nội thất cao cấp như: ốp xe sang, nhạc cụ…

 

So sánh bề mặt Melamine, Laminate và Veneer 

Melamine:

Ưu điểm

  • Có nhiều gam màu đa dạng và một số loại vân gỗ phổ biến như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ thông,…
  • Khả năng chống trầy xước, chống cháy, chống thấm nước và bảo vệ cốt gỗ trước tác động bên ngoài tốt. 
  • Quy trình sản xuất và gia công khá đơn giản nên tối ưu về mặt thời gian.
  • Giá thành tương đối rẻ. Giá chênh lệch dựa theo màu sắc, độ dày,…
Nhược điểm
  • Có ít lựa chọn hơn laminate do đặc thù từng cốt gỗ lẫn bề mặt.
  • Không có khả năng tạo nên những sản phẩm có độ uốn cong phức tạp
 

Laminate: 

Ưu điểm

  • Đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. Có thể mô phỏng nhiều vân gỗ tự nhiên đẹp mắt như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ thông, gỗ anh đào,… có thêm màu kim loại, ánh nhũ, giả đá, giả xi măng, vân vải,…
  • Khả năng chịu nhiệt, uốn cong tốt

Nhược điểm

  • Thành phần cấu tạo chứa nhiều nhựa, melamine…và phải sử dụng nhiều hóa chất để có thể đạt được đồ bền và khả năng chống cháy, chống trầy xước yêu cầu
  • Giá thành khá cao do yêu cầu cao về kỹ thuật, máy móc hiện đại.
 

Veneer: 

Ưu điểm

  • Chất lượng tốt, màu sắc và đường vân hoàn toàn tự nhiên. 
  • Có thể tạo được những hình dáng phức tạp như uốn cong

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nhiệt không quá cao, dễ bị trầy xước, độ phẳng không bằng ván phủ Melamine hay Laminate vì là gỗ tự nhiên. Chống nước kém
  • Có thể bị phai mầu theo thời gian, thường là 3- 5 năm (nếu dùng mầu khác mầu gốc của gỗ. Trái lại Melamine hay Laminate sẽ khó phai mầu trong quá trình sử dụng (bề mặt đã được phủ nhựa).

Blog: Melamine, Laminate, Veneer - Know the difference

Sự khác biệt giữa Melamine, Laminate và Veneer. Ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra 3 loại vật liệu kể trên chỉ là lớp bề mặt trang trí, muốn đồ nội thất hay công trình xây dựng bền đẹp, an toàn còn cần xem xét lớp cốt gỗ ở bên dưới. Bài viết giúp tham khảo thêm về lớp cốt gỗ TẠI ĐÂY.

 

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

 

Điện thoại: +84-0888050559 

Email: info@nhfplywood.com

Địa chỉ: Số 15 KCN Chàng Sơn - Huyện Thạch Thất - Hà Nội - Việt Nam

Văn phòng đại diện: P2A2 - 39 Pháo Đài Láng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Website: www.nhfplywood.com

Bài trước Bài sau
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.