Tiếp tục chủ đề so sánh, phân biệt các loại vật liệu gỗ công nghiệp. Gỗ MDF và gỗ ghép thanh cũng là 2 trong 5 loại gỗ có ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy gỗ MDF và gỗ ghép thanh có những ưu, nhược điểm gì? Trong bài viết dưới đây, NHF Plywood sẽ so sánh chi tiết về đặc tính, cấu tạo, vẻ đẹp thẩm mỹ, tính ứng dụng và giá bán của hai loại gỗ này.
Gỗ MDF và gỗ ghép thanh là gì?
Khái niệm gỗ MDF
Gỗ MDF là loại gỗ ván sợi có độ nén cao
Gỗ MDF tên đầy đủ là Medium Density Fiberboard (còn gọi là ván gỗ công nghiệp), là loại gỗ ván sợi có tỷ trọng trung bình và độ nén cao. Ván gỗ MDF bao gồm các thành phần cơ bản là bột sợi gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, paraffin wax và bột độn vô cơ.
Khái niệm gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh (thường gọi là gỗ ghép) là loại gỗ được tạo nên bằng cách ghép các thanh gỗ nhỏ lại với nhau thành tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ vào các loại keo chuyên dụng. Do được ghép lại bằng cách thanh gỗ tự nhiên nên tấm gỗ mang vẻ đẹp mắt mắt, chịu lực tốt hơn gỗ công nghiệp, khả năng chống thấm và chống ẩm cao. Các thanh gỗ tự nhiên được dùng để sản xuất gỗ ép đều phải trải qua quá trình xử lý, hấp sấy, tẩy sấy bằng công nghệ hiện đại.
Phân biệt và so sánh gỗ MDF với gỗ ghép thanh
Cấu tạo của gỗ MDF và gỗ ghép thanh
+ Gỗ MDF: đây là loại gỗ ván sợi mật độ trung bình. Cấu tạo gồm 75% bột gỗ tự nhiên, 11-14% keo UF, khoảng 6 – 10% là nước và dưới 1% là thành phần phụ gia khác. Gỗ MDF có tỷ trọng trung bình từ 680kg – 840kg/m3 do bột gỗ cấu tạo nên gỗ MDF thường thô hơn, lượng phụ gia hóa chất nhiều hơn.
Cấu tạo ván gỗ MDF
+ Gỗ ghép thanh: cấu tạo gồm hai thành phần chính là các thanh gỗ tự nhiên và keo kết dính đặc chủng. Các thanh gỗ được lấy từ thân các loại gỗ tự nhiên có đường kính nhỏ. Sau đó được xẻ thành các thanh có kích thước bằng nhau, tẩm sấy kỹ lưỡng và ghép với nhau bằng keo kết dính tạo thành một tấm ván gỗ lớn. Gỗ ghép thanh có thể được làm từ một số loại gỗ nguyên liệu như gỗ xoan, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ cao su, gỗ keo, gỗ quế,…
Cấu tạo ván gỗ ghép thanh
Như vậy, điểm khác nhau về cấu tạo giữa gỗ MDF và gỗ ghép thanh là nguyên liệu đầu vào. Ván gỗ MDF là bột sợi gỗ đã được nghiền nhỏ (từ các loại gỗ thừa, cành cây, ngọn cây) trong khi gỗ ghép thanh là các thanh gỗ tự nhiên (thân gỗ chính).
Đặc tính của gỗ MDF và gỗ ghép thanh
+ Gỗ MDF: lõi gỗ đặc, kết cấu ổn định do được cấu tạo từ bột sợi gỗ nghiền nhỏ. Gỗ MDF cũng có ưu điểm là hạn chế cong vênh và có khả năng chống ẩm nhờ lớp phủ bề mặt. Tuy nhiên, độ chịu lực và chịu tải của gỗ MDF kém hơn so với gỗ ghép thanh.
+ Gỗ ghép thanh: gỗ có đặc tính tương đồng với gỗ thịt nguyên khối bởi được tạo thành bởi các thanh gỗ tự nhiên ghép lại với nhau. Gỗ ghép thanh có độ bền chắc, kết cấu ổn định, khả năng chịu tải lớn và đặc biệt là chống nước tốt. Bởi thế loại gỗ này được ưa chuộng sử dụng trong ngành nội, ngoại thất, kể cả trong xây dựng.
Tính thẩm mỹ của gỗ MDF và gỗ ghép thanh
Xét về tính thẩm mỹ thì gỗ MDF có ưu thế hơn so với gỗ ghép thanh. Từ cấu tạo của hai loại gỗ công nghiệp cũng dễ dàng nhận thấy được điều này:
+ Gỗ MDF: Bề mặt gỗ phẳng, nhẵn và mịn do được sản xuất dưới dạng tấm đồng nhất về nguyên liệu (bột gỗ trộn keo). Hơn thế, khi được phủ Melamine, Laminate, Veneer, …lên bề mặt thì gỗ MDF rất đa dạng về màu sắc, vân gỗ. Ngay cả khi sơn trực tiếp lên bề mặt cũng phẳng và sáng bóng.
+ Gỗ ghép thanh: vì được ghép từ nhiều thanh gỗ nhỏ khác nhau nên màu sắc, vân gỗ trên một tấm không đồng nhất. Để hạn chế nhược điểm này, các nhà sản xuất chỉ phủ một lớp sơn bóng bảo vệ trên bề mặt gỗ. Việc sơn bóng này vẫn đảm bảo giữ nguyên màu sắc của vân gỗ và cốt gỗ. Đây cũng là nét đặc trưng của gỗ ghép thanh.
Gỗ ghép thanh có màu sắc và các đường vân gỗ không đồng nhất
Như vậy, gỗ MDF có tính thẩm mỹ cao hơn gỗ ghép thanh. Đây là xét trên thị hiếu của khách hàng, người Việt luôn yêu thích sự đồng nhất về màu sắc, vân gỗ, độ nhẵn bóng của bề mặt,…Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia thì gỗ ghép thanh lại được ưa chuộng hơn bởi họ thích sự mộc mạc, tự nhiên từ những thứ nguyên bản mang lại.
Giá bán của gỗ MDF và gỗ ghép thanh
Về giá cả thì gỗ công nghiệp MDF đương nhiên rẻ hơn so với gỗ ghép thanh tự nhiên. Đơn giản là bởi gỗ MDF được làm từ bột gỗ (các loại gỗ thừa, gỗ vụn) còn gỗ ghép được làm từ các thanh gỗ tự nhiên (thân cây các loại gỗ có đường kính nhỏ).
Cụ thể, một tấm gỗ kích thước 1220 x 2440mm, độ dày 12cm. Với gỗ MDF có giá từ 200.000 – 500.000đ/tấm còn gỗ ghép thanh có giá dao động từ 400.000 – 520.000đ/tấm.
Gỗ MDF và gỗ ghép thanh có những ứng dụng gì?
Cả gỗ MDF và gỗ ghép thanh đều được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ nội thất. Một số món đồ nội thất phổ biến từ hai loại gỗ này có thể kể đến như bàn trà, bàn ghế ăn, giường ngủ, tủ bếp, tủ quần áo, bàn học, bàn làm việc, nội thất văn phòng,…
Gỗ MDF và gỗ ghép thanh có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất
Tại Việt Nam, gỗ MDF được ưa chuộng dùng làm đồ nội thất hơn là gỗ ghép. Lý do bởi gỗ MDF có trọng lượng nhẹ hơn và giá phải chăng hơn (giá gỗ MDF chỉ bằng một nửa giá gỗ ghép thanh). Tuy nhiên, gỗ ghép thanh nhờ có tính chống thấm tốt nên được lựa chọn nhiều dùng làm đồ ngoại thất hay vật liệu xây dựng.
Tổng kết
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ những đặc điểm, cách phân biệt cũng như so sánh hai loại gỗ vật liệu là gỗ MDF và gỗ ghép thanh. Dựa trên những thông tin này cũng và tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích cá nhân sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất khi mua sắm đồ gỗ nội thất cho gia đình.
Mọi thông tin xin liên hệ:
| Điện thoại: +84-0888050559 Email: info@nhfplywood.com Địa chỉ: Số 15 KCN Chàng Sơn - Huyện Thạch Thất - Hà Nội - Việt Nam Văn phòng đại diện: P2A2 - 39 Pháo Đài Láng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Website: www.nhfplywood.com |
Viết bình luận