So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp: Ưu nhược điểm
- Người viết: NHF Plywood lúc
- Kiến thức
- - 0 Bình luận
Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp là hai lựa chọn phổ biến trong ngành nội thất, nhưng không phải ai cũng biết rõ về sự khác biệt giữa chúng. Hôm nay, NHF Plywood sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp để dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên (Teak)
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ các cây trồng lâu năm, mang đến chất lượng cao và độ bền vượt trội. Những đặc điểm nổi bật của gỗ tự nhiên bao gồm kết cấu chắc chắn, vân gỗ đẹp mắt, và khả năng giữ độ bền theo thời gian.
Ngoài ra, gỗ tự nhiên còn có một đặc điểm khác đó là có thể phù hợp với mọi không gian nhà ở. Vân gỗ và màu nhạt sẽ trở thành món nội thất "dễ chịu" với mọi gia đình, có thể chế tạo ra nhiều món đồ khác nhau như giường, bàn ghế ngồi, bàn ghế ăn...
Tuy nhiên, loại gỗ này cũng có một số hạn chế như dễ bị cong vênh hoặc nứt nếu không được xử lý kỹ lưỡng. Để chế tác gỗ tự nhiên, người thợ cần phải trải qua các giai đoạn phức tạp như phơi khô, tẩm sấy để đảm bảo độ bền và độ dai của gỗ.
Ưu điểm của gỗ tự nhiên:
- Độ bền cao: Nhiều loại gỗ tự nhiên có thể tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nếu được bảo quản đúng cách.
- Vẻ đẹp trường tồn: Những đường vân gỗ tự nhiên mang lại cảm giác sang trọng, không lỗi thời. Với một lớp sơn phủ mới, sản phẩm từ gỗ tự nhiên lại như mới.
- Khả năng chịu nước: Gỗ tự nhiên đã qua xử lý ít bị ảnh hưởng bởi nước, giúp sản phẩm bền hơn ngay cả trong điều kiện ẩm ướt.
- Dễ tạo hình: Gỗ tự nhiên rất thích hợp cho việc chạm khắc, tạo ra các sản phẩm nội thất với hình dáng và chi tiết độc đáo.
- Phong cách: Sự ấm cúng và sang trọng của gỗ tự nhiên giúp nâng cao vẻ đẹp cho không gian sống.
Nhược điểm của gỗ tự nhiên:
- Giá thành cao: Do nguồn cung khan hiếm và quy trình sản xuất phức tạp, gỗ tự nhiên có giá cao hơn so với gỗ công nghiệp.
- Dễ cong vênh: Nếu không được xử lý tốt, gỗ tự nhiên có thể bị cong vênh, nứt nẻ theo thời gian.
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp (ván plywood)
Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp là sản phẩm được chế tạo từ các nguyên liệu gỗ kết hợp với keo và chất phụ gia, tạo ra ván gỗ như plywood, gỗ ghép, MDF,... Chúng thường được sử dụng trong các công trình nội thất hiện đại nhờ tính ổn định, dễ dàng thi công và chi phí hợp lý. Cốt gỗ công nghiệp thường được kết hợp với lớp phủ như melamine, veneer, hoặc laminate để tăng thêm vẻ đẹp và độ bền.
Xem thêm: Bề mặt Melamine, Laminate và Veneer khác nhau thế nào?
Ưu điểm của gỗ công nghiệp:
- Giá thành phải chăng: Gỗ công nghiệp có chi phí thấp hơn, phù hợp với nhiều gia đình.
- Không dễ cong vênh: Gỗ công nghiệp ít bị biến dạng hơn khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Khả năng chống mối mọt: Với thành phần hóa chất và quy trình xử lý, gỗ công nghiệp ít bị mối mọt tấn công.
- Đa dạng mẫu mã: Gỗ công nghiệp có nhiều màu sắc và hoa văn, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khác nhau.
- Khả năng chống ẩm: Nhờ các chất chống thấm trong quá trình sản xuất, gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm cao, phù hợp với các khu vực ẩm ướt.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp:
- Độ bền không cao bằng gỗ tự nhiên: Mặc dù có độ bền tương đối, nhưng gỗ công nghiệp thường không có tuổi thọ lâu dài như gỗ tự nhiên.
- Dễ bị biến dạng nếu không bảo quản tốt: Để giữ được hình dáng và chất lượng lâu dài, gỗ công nghiệp cần được tránh tiếp xúc trực tiếp với nước.
So sánh giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
- Độ bền: Gỗ tự nhiên có độ bền cao hơn, có thể sử dụng hàng chục năm, trong khi gỗ công nghiệp có tuổi thọ ngắn hơn.
- Tính thẩm mỹ: Gỗ tự nhiên có vân gỗ thật đẹp, phong cách sang trọng, còn gỗ công nghiệp đa dạng màu sắc và dễ dàng phù hợp với các phong cách hiện đại.
- Quy trình sản xuất: Gỗ tự nhiên cần quá trình xử lý lâu dài, trong khi gỗ công nghiệp được sản xuất nhanh chóng với máy móc hiện đại.
5 loại gỗ tự nhiên phổ biến tại Việt Nam
Gỗ lim: Là loại gỗ quý hiếm và đắt đỏ, nổi bật với độ cứng, chắc, khả năng chịu lực tốt và không bị mối mọt hay cong vênh. Tuy nhiên, gỗ lim có mùi hắc, có thể gây khó chịu khi tiếp xúc với bụi gỗ.
Gỗ lim
Gỗ nghiến: Với màu nâu sẫm và hoa văn tinh xảo, gỗ nghiến có độ cứng và bền cao, không bị mối mọt. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của gỗ này hạn chế, nên thường dùng trong nội thất phòng thờ.
Gỗ nghiến
Gỗ hương: Gỗ hương rất chắc, có mùi thơm dễ chịu và vân đẹp màu nâu đồng. Dù rất quý và bền, giá gỗ hương cao, thích hợp cho nội thất cao cấp như sofa, giường ngủ.
Gỗ hương
Gỗ trắc: Còn gọi là cẩm lai, gỗ trắc có độ bền, độ cứng tốt và màu đỏ ấn tượng. Giá trị kinh tế cao, gỗ trắc thường chỉ dành cho các gia đình có điều kiện kinh tế.
Gỗ trắc
Gỗ gõ đỏ: Gỗ quý hiếm, có vân xoắn ấn tượng với màu đỏ hồng xen lẫn vân đen. Chịu lực tốt và dễ gia công, gỗ gõ đỏ rất phù hợp với khí hậu Việt Nam và có giá trị kinh tế cao.
Gỗ gõ đỏ
5 loại gỗ công nghiệp phổ biến tại Việt Nam
Ván ép (plywood): Được cấu tạo từ các lớp ván mỏng ghép lại với nhau bằng keo ép ván chuyên dụng, ván ép có độ bền cao, chắc chắn, không bị mối mọt xâm nhập, không bị cong vênh trong quá trình sử dụng. Với công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, các loại ván ép trên thị trường hiện nay rất đa dạng, mỗi một loại sẽ có những đặc tính riêng biệt và mức giá khác nhau, nên tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp.
Cốt gỗ plywood
Xem thêm: Plywood là gì? Gỗ plywood có tốt không? Giá bao nhiêu
Gỗ ghép thanh: Là loại gỗ tự nhiên ghép từ các thanh nhỏ, qua xử lý kỹ lưỡng để loại bỏ mối mọt, ẩm mốc và được phủ sơn hoàn thiện. Gỗ ghép thanh bền màu, chịu xước và va đập tốt, giá thấp hơn gỗ tự nhiên nguyên khối và thân thiện với môi trường, nhưng hạn chế về độ đồng đều màu sắc và vân gỗ, phù hợp cho nội thất cần độ bền cao nhưng không đòi hỏi thẩm mỹ vân gỗ.
Tuy nhiên, NHF tự hào là đơn vị tiên phong phủ mặt cho gỗ ghép thanh thành công. Với dòng sản phẩm như gỗ ghép phủ melamine, chúng tôi hoàn toàn khắc phục được nhược điểm của gỗ ghép thanh truyền thống, giúp bề mặt ván phẳng lì, họa tiết đa dạng, không bong keo hay cong vênh.
Cốt gỗ ghép thanh
Xem thêm: Gỗ ghép thanh là gì? Ưu và nhược điểm của gỗ ghép thanh
Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard): MFC được làm từ gỗ nghiền nhỏ, kết hợp với keo và ép dưới áp lực cao, không cong vênh, không bị mối mọt. Cấu trúc ván dăm khá chắc chắn, thường dùng làm giường, tủ, bàn ăn. Có hai loại: MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm, phù hợp với các môi trường khác nhau.
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MDF: MDF được làm từ gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn keo, ép thành tấm. Đặc điểm là không cong vênh, chống mối mọt tốt. MDF có hai loại là lõi thường và lõi xanh, với lõi xanh chịu ẩm tốt, dùng cho các không gian có độ ẩm cao như nhà bếp và phòng tắm.
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp HDF: Tương tự MDF nhưng HDF bền hơn và có khả năng chịu nhiệt, nước tốt hơn. HDF thường được dùng làm tủ sách, tủ quần áo và các vật dụng chịu lực cao, rất phổ biến trong nội thất hiện đại.
Gỗ công nghiệp HDF
Hiện nay, xu hướng bền vững khiến nhiều người chuyển sang sử dụng gỗ công nghiệp thay vì gỗ tự nhiên. Tại NHF Plywood, chúng tôi cung cấp các sản phẩm gỗ công nghiệp chất lượng cao, đặc biệt là plywood và gỗ ghép thanh, với thiết kế đa dạng và giá thành hợp lý. Dù bạn đang tìm kiếm sự bền bỉ hay mong muốn linh hoạt trong thiết kế nội thất, NHF Plywood cam kết mang đến sản phẩm phù hợp nhất với phong cách và yêu cầu của bạn.
Mọi thông tin xin liên hệ:
| Điện thoại: +84-0888050559 Email: info@nhfplywood.com Địa chỉ: Số 15 KCN Chàng Sơn - Huyện Thạch Thất - Hà Nội - Việt Nam Văn phòng đại diện: P2A2 - 39 Pháo Đài Láng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Website: www.nhfplywood.com |
Viết bình luận