ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH GỖ ÉP TRUNG QUỐC & BÀI TOÁN ĐẶT RA CHO NGÀNH GỖ ÉP VIỆT NAM
- Người viết: NHF Plywood lúc
- Tin tức
Hiện nay, trong ngành dán, Trung Quốc không chỉ được biết đến là một quốc gia có lượng xuất khẩu gỗ dán lớn mà còn là nước sản xuất gỗ dán lớn nhất trên thế giới. Vậy động lực nào giúp Trung Quốc có những bước tiến nhanh chóng trong lĩnh vực gỗ dán này?
1. Yếu tố thúc đẩy ngành ván ép Trung Quốc phát triển
Kinh tế Trung Quốc phát triển
Yếu tố đầu tiên chính là sự tăng trưởng kinh tế. Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu đối với thị trường ván ép.
Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên gỗ phong phú ở Hoa Bắc, Hoa Đông và vùng trung, hạ lưu khu vực sông Dương Tử cùng với nguồn gỗ bổ sung chất lượng được nhập khẩu từ nước ngoài đã tạo nên một nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu dồi dào, đều đặn cho ngành công nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở nước này.
Nguồn tài nguyên rừng Trung Quốc phong phú
Đặc biệt, nguồn nhân công dồi dào, khỏe mạnh, chi phí nhân công thấp cũng là một yếu tố có lợi hơn của Trung Quốc so với các quốc gia sản xuất ván ép khác giúp nước này nhanh chóng thúc đẩy ngành ván ép phát triển.
Nguồn nhân công dồi dào
Nhờ những yếu tố trên, chất lượng sản phẩm ván ép Trung Quốc được cải thiện rất nhiều. Sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Trung Quốc không chỉ là nước xuất khẩu gỗ dán lớn mà còn là nước sản xuất gỗ dán lớn nhất trên thế giới.
Sản xuất ván ép
Tình hình phát triển ngành ván ép Trung Quốc
Ngay từ năm 2006, từ tháng 1 đến tháng 12, tổng giá trị sản lượng ngành ván ép Trung Quốc thực tế đạt 75.819.437.000 nhân dân tệ (khoảng 11863838822.63 USD ), tăng 39.83% so với cùng kỳ năm 2005. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cộng dồn đạt đạt 72,163,513,000 nhân dân tệ (khoảng 11291778480.32 usd), tăng 39.25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lợi nhuận lũy kế đạt 3.198.494.000 nhân dân tệ (tương đương 500484028.80 USD), tăng 60,41% so với cùng kỳ năm 2005.
Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007, tổng giá trị sản lượng ngành ván ép Trung Quốc thực tế đạt 101.828.484 nghìn nhân dân tệ (khoảng 15933601851.05 USD ), tăng 48.27% so với cùng kỳ năm 2006. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cộng dồn đạt 96,534,099 nghìn nhân dân tệ (khoảng 15105163487.62 usd), tăng 48.87% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lợi nhuận lũy kế đạt 4,732,364 nghìn nhân dân tệ (tương đương 740496183.66 USD), tăng 70.26% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù ván ép Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn vấp phải các khiếu nại chống bán phá giá từ Liên minh châu Âu và một số nước nhập khẩu khác. Do đó, các doanh nghiệp và tổ chức ngành ván ép của Trung Quốc phải tăng cường đàm phán với các nhà nhập khẩu để tăng cường kỷ luật doanh nghiệp và chuẩn hóa trật tự kinh doanh xuất khẩu.
2. Bài toán đặt ra cho ngành ván ép Việt Nam
Với việc mở rộng quy mô xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường phát triển tiềm năng khu vực miền Trung, miền Tây Trung Quốc, thị trường ván ép của Trung Quốc trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho ngành gỗ ván ép Việt Nam để khẳng định vị trí của mình trên ngành ván ép thế giới. Với lợi thế diện tích rừng trồng lớn, việc xuất khẩu nguồn gỗ nguyên liệu ra thị trường ngoại địa sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế lớn cho quốc gia. Nhưng điều này lại dẫn đến lo ngại về tình trạng “chảy máu” nguyên liệu ván bóc ra nước ngoài, đặc biệt là sang Trung Quốc.
Xuất khẩu ván bóc. (Ảnh minh hoa, nguồn: Internet)
Chi hội Gỗ dán thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, hiện mặt hàng ván bóc có thuế xuất khẩu 10%. Việc khai báo hải quan dưới giá trị sản phẩm gây ra việc thất thu ngân sách cho nhà nước, tạo ra việc chảy máu nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp gỗ trong nước đối diện với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, gây ra tình trạng giá sản phẩm đầu ra cao, gây khó khăn trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Vậy nên, ngành ván ép Việt Nam phải tìm cho mình một lối đi cụ thể, chính xác, rõ ràng. Liệu chúng ta vẫn cứ mãi là một quốc gia có lợi thế về nguồn nguyên liệu gỗ sản xuất ván ép thôi, hay chúng ta sẽ tận dụng những lợi thế mà chúng ta đang có để sản xuất những sản phẩm ván ép chất lượng hơn đưa ra thị trường quốc tế, khẳng định thương hiệu? Đó là một bài toán mà Việt Nam cần nghiêm túc tìm ra lời giải nếu muốn phát triển ngành ván ép nước nhà hơn nữa.
Nguồn: Fomex Group
Mọi thông tin xin liên hệ:
| Điện thoại: +84-0888050559 Email: info@nhfplywood.com Địa chỉ: Số 15 KCN Chàng Sơn - Huyện Thạch Thất - Hà Nội - Việt Nam Văn phòng đại diện: P2A2 - 39 Pháo Đài Láng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Website: www.nhfplywood.com |